Tìm kiếm
Tin mới cập nhật
Presentation
Tin tức > Kinh Tế & Vận Chuyển
Châu Âu vẫn chia rẽ về vấn đề cải cách đồng euro  

Ủy ban châu Âu (EC) đang hy vọng có thể thuyết phục toàn bộ 27 thành viên EU thông qua đề nghị cải cách tiền tệ do EC đề xuất cuối tháng trước nhằm ngăn chặn hoặc xử lý tốt hơn nếu khủng hoảng tái diễn.

Tuy nhiên, theo phân tích của Trung tâm Cải cách châu Âu, các cuộc thảo luận gần đây tại các nước thành viên cho thấy sự chia rẽ sâu sắc vẫn tồn tại ở những vấn đề cốt yếu nhất.

Ngày 29/9, EC đã đưa ra sáu dự luật cải cách đồng euro, trong đó đề ra các biện pháp trừng phạt sớm hơn và nghiêm khắc hơn đối với các thành viên phá vỡ cam kết về thâm hụt ngân sách và nợ nhà nước; đề xuất các giải pháp phối hợp mới về kinh tế vĩ mô nhằm tránh xảy ra mất thăng bằng gây tổn hại tới các nước EU và đồng bộ hóa cách thức các thành viên xây dựng kế hoạch chi tiêu ngân sách.

EC hy vọng các đề nghị này sẽ trở thành luật vào mùa Hè 2011 - một thời hạn được cho là tham vọng ngay cả với các ủy viên của ủy ban này.

Cho tới nay, các cuộc thảo luận về những đề xuất trên chủ yếu diễn ra giữa các bộ trưởng tài chính, hoặc trong nhóm 16 nước sử dụng đồng euro, hoặc trong nhóm đặc trách của 27 quốc gia thành viên EU.

Nhìn chung, các bộ trưởng ủng hộ siết chặt quy định, bởi dựa vào đó, họ có cớ từ chối đề nghị nới lỏng chi tiêu của các thành viên khác trong chính phủ. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước EU lại không chia sẻ sự thống nhất về mục tiêu này.

Về cơ bản, các nước EU chia thành hai nhóm, một nhóm do Đức dẫn đầu muốn siết chặt quy định và thiết lập cơ chế trừng phạt tự động đối với các nước vô kỷ luật. Nhóm thứ hai do Pháp đứng đầu, chủ yếu là các nước Nam Âu, muốn được thoải mái hơn trong việc vận dụng chính sách hợp tác kinh tế, trong đó đòi hỏi sự tham gia nhiều hơn của các nước có thặng dư ngân sách.

Trong khi nhóm của Pháp khá lỏng lẻo, với các thành viên như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đang bị “soi” về vấn đề nợ ngân sách nên tiếng nói không có nhiều trọng lượng, nhóm của Đức có sự hợp tác chặt chẽ hơn.

Áo và Hà Lan đều nhất trí cần có các giới hạn và biện pháp trừng phạt khắt khe về ngân sách. Các nước Bắc Âu, kể cả hai nước không sử dụng đồng euro là Thụy Điển và Đan Mạch, cũng đã áp dụng các chương trình tiết kiệm khắc khổ.

Tuy nhiên, bên trong nhóm của Đức cũng không gắn bó như vẻ bề ngoài. Các nước ngoài Eurozone chấp nhận bị siết chặt quy định và thậm chí cả trừng phạt tài chính. Nhưng họ cũng không muốn EU được chia thành hai nhóm, nơi một số thành viên Eurozone có sự hợp tác chặt chẽ về chính sách kinh tế trong khi các thành viên khác bị gạt ra ngoài.

Trong khi đó, Hiệp ước Lisbon chỉ cho phép cải cách trong khối Eurozone mà không mở rộng ra các nước bên ngoài.

Một số nước Trung Âu đang thầm hy vọng cuộc tranh cãi về cải cách sẽ kéo dài để họ có thể gia nhập khối Eurozone. Một số nước EU khác với những đặc thù riêng, như Anh, cũng gây khó dễ cho những nỗ lực cải cách tài chính khu vực.

Mặc dù rất có uy tín trong cuộc tranh cãi cải cách Eurozone, song Đức vẫn khó thuyết phục toàn bộ 27 thành viên EU ủng hộ các quy định mới. Đó còn chưa kể Nghị viện châu Âu cũng có tiếng nói đối với một số đề xuất.

Điều kiện quan trọng nhất để tạo ra một sự đồng thuận đối với vấn đề cải cách Eurozone là Pháp và Đức phải có một tiếng nói chung. Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde và người đồng nhiệm Đức Wolfgang Schauble đã cho thấy một sự đồng thuận đáng hoan nghênh trong các cuộc thảo luận. Nhưng vẫn chưa rõ đó có phải là ý kiến của hai người đứng đầu chính phủ hay không.

Sự chia rẽ giữa Pháp và Đức vẫn còn sâu sắc. Các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế của Pháp cho rằng đồng tiền chung châu Âu có một khiếm khuyết bẩm sinh, đó là không có sự điều hành kinh tế. Chính vì vậy, Chính phủ Pháp muốn các thành viên hợp tác chặt chẽ hơn, bao gồm các vấn đề như thuế và chính sách công nghiệp.

Trong khi đó, Đức cho rằng vấn đề hiện nay đối với đồng euro là quy định chính sách tài khóa không thích hợp. Người Đức muốn có quy định chặt chẽ không chỉ ở cấp độ EU mà cả cấp độ quốc gia.

Một trong những bất đồng sâu sắc khác có liên quan đến đề nghị về một cơ chế giải quyết khủng hoảng vĩnh viễn. EC đã loại bỏ đề nghị này khỏi gói dự luật cải cách vừa qua và chỉ quan tâm tới các biện pháp có thể thực hiện mà không cần phải sửa đổi Hiệp ước Lisbon.

EC, cũng giống như Pháp, cho rằng trước hết cần chờ xem Thỏa thuận ổn định tài chính châu Âu (EFSF) trị giá 440 tỷ euro hiệu quả ra sao trước khi bàn đến các cơ chế mới.

Trong khi đó, Đức muốn cải cách phải tiến hành gấp rút và không muốn kéo dài EFSF sau năm 2013. Đức cũng chỉ chấp nhận thành lập một quỹ cứu trợ thường trực nếu kèm theo một cơ chế phá sản đối với các nước không trả được nợ.

Một quan chức bộ tài chính nước này nói: “Nếu không có một cơ chế giải quyết, chúng ta sẽ phải cứu trợ liên miên và không khuyến khích được các nước thực hiện chính sách tài khóa có trách nhiệm.”

Nếu không nhận thức được sự gấp rút, Pháp và Đức sẽ không thể có được sự hài hòa cần thiết để huy động toàn bộ các thành viên EU ủng hộ gói đề nghị cải cách. Nguy cơ EU trượt từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng khác sẽ không được ngăn chặn.

 

TheoVietnam+

CÁC TIN TỨC KHÁC
Trữ Lượng Hải Sản Biển Việt Nam Trên 4 Triệu Tấn
Khan Hàng, Giá Cam Sành Hậu Giang Tăng Cao Kỷ Lục
Trao Đổi Thương Mại Việt Nam-Tây Ban Nha Đạt 2 Tỷ Euro
Không Loại Trừ Việc Áp Dụng Giá Trần Cho Mặt Hàng Sữa
OPEC Và Mỹ Đều Dự Đoán Nhu Cầu Dầu Năm 2014 Sẽ Tăng
FDI Tháng Đầu Năm: 40 Dự Án Cấp Mới, 6 Dự Án Tăng Vốn
Kinh Tế Australia Sẽ Tăng Trưởng Mạnh Trong Năm Nay
Giá Dầu Thế Giới Tăng Lên Mức Kỷ Lục Trong Năm Nay
Giao Thương Việt Nam-Tây Ban Nha Tiếp Tục Tăng Mạnh
Giá Vàng Sụt Giảm Do USD Tăng
Mía Xương Gà Được Giá
Argentina Xuất Xưởng Gần 800.000 Xe Ôtô Năm 2013
Nông Dân Phú Quốc Được Mùa Hồ Tiêu
Bánh Kẹo Tết: Hàng Nội Chiếm Ưu Thế
Giá Gas Có Thể Giảm 46.000 Đồng/bình 12kg
Thương Mại Việt Nam- Ấn Độ Đạt 4,75 Tỷ USD
Nguồn Cung Gas Tăng Nhẹ Trong Tháng Cuối Năm
Chỉ Thị Của Thủ Tướng Về Bình Ổn Giá Cả Thị Trường Tết 2014
Việt Nam Có Lợi Ích Kinh Tế, Chính Trị Khi Tham Gia TPP
Thu Hút Đầu Tư Nước Ngoài Vào Dự Án Rau An Toàn
Tin đọc nhiều nhất
Air Mediterranee Trien Khai Mot Tuyen Moi Den Jijel Tai AlgeriaAir Méditerranée Triển Khai Một Tuyến Mới Đến Jijel Tại Algeria
Từ 28 tháng Sáu đến 25 tháng Mười, 2010, Air Méditerranée sẽ có một điểm đến thường xuyên mới từ...
Co Hoi Ban Gao Viet Cho CameroonCơ Hội Bán Gạo Việt Cho Cameroon
Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mạiCameroon vừa dự kiến nhập khẩu khoảng 750.000 tấn gạo trong...
Viet Nam Logistics Chuoi Cung Ung Xanh Thong MinhViệt Nam Logistics: Chuổi Cung Ứng Xanh, Thông Minh.
Việt Nam Logistics: Chuỗi cung ứng xanh, Thông minh. Là chương trình được làm bởi VTV9 nói về ngành...
Xuất Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ Gặp Khó
Theo Hiệp hội Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ VN, gần đây khách hàng từ Mỹ, châu Âu, Nhật... đến VN khá...
Hanjin Ra Mat Dich Vu Moi Den Chau Au Tai TcctHanjin Ra Mắt Dịch Vụ Mới Đến Châu Âu Tại TCCT
17-10-2010, cảng Tân Cảng - Cái Mép đã long trọng tổ chức lễ khai trương tuyến dịch vụ trực tiếp...
Qantas Bay Hang Ngay Den Nam PhiQantas Bay Hàng Ngày Đến Nam Phi
Qantas vừa thông báo họ sẽ tiến hành một lịch bay hàng tuần trên tuyến Sydney Johannesburg từ ngày...
Bao Cao Du Bao Tang Truong Container Bac Au Dat 10 8Báo Cáo Dự Báo Tăng Trưởng Container Bắc Âu Đạt 10.8%
Sản lượng container tại sáu cảng chính của Bắc Âu sẽ tăng 10.8% trong năm nay so với năm 2009 dù có...
Luu Thong Hang Hoa Tiep Tuc Tang Tai Chau A Va Vung VinhLưu Thông Hàng Hóa Tiếp Tục Tăng Tại Châu Á Và Vùng Vịnh
Hiệp hội Các hãng Hàng không châu Á Thái Bình Dương (AAPA) và Dubai Airports vừa ghi nhận các khoản...
San Luong Hang Hoa Lufthansa Tang Trong Thang BaSản Lượng Hàng Hóa Lufthansa Tăng Trong Tháng Ba
Lufthansa Cargo của Đức cho biết sản lượng hàng hóa trong tháng Ba của họ đã cao hơn một năm trước...
Cosco Dat Dong Tau MoiCOSCO Đặt Đóng Tàu Mới
COSCO Group cho biết hãng vừa tổ chức một buổi lễ ký hợp đồng đóng tàu với China State Shipbuilding...
Hotline
(84) 903952255
Mr Khuấn
Bảng giá chứng khoán
HOSE
HNX
UPCOM
Logo 8
Logo 6
K Lines
Pricing Center
Phan Danh Cho Noi Bo
Phan Danh Cho Khach Hang
Ban Do Theo Doi Xe Viet Hoa
Danh Cho Khach Hang
Vcci
Bo Cong Thuong
Bo Tai Chinh
Cuc Hai Quan
Tong Cuc Hai Quan
Singapore Airlines
Logo11
Logo10
Logo 9
Logo 5
Logo 4
Logo 3
Logo 2
THỐNG KÊ
Đang online 36
Lượt truy cập 685250

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI & THƯƠNG MẠI VIỆT HOA ( TRỤ SỞ CHÍNH )
Địa chỉ: 284 Nguyễn Tất Thành, Phuờng 13, Quận 4, TP.HCM
Điện thoại(+84-28) 39402520 -Fax: (+84-28) 39402601
Emailgeneral@viethoagroup.com
Copyright © 2007 VIET HOA GROUP. All rights reserved
Designed & Developed by EMSVN