Tìm kiếm
Tin mới cập nhật
Presentation
Tin tức > Kinh Tế & Vận Chuyển

Chống đô la hóa nền kinh tế và giải pháp khơi thông thị trường

 

 

Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) kiểm soát chặt thị trường ngoại tệ tự do, thị trường ngoại hối đã có những chuyển biến tích cực cả ở phương diện tỷ giá lẫn lãi suất. Tuy nhiên đã phát sinh việc người dân, doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ chính đáng khó mua USD từ các ngân hàng thương mại (NHTM). Tìm giải pháp hợp lý để khơi thông dòng ngoại tệ từ dân cư cung ứng nền kinh tế và nhu cầu chính đáng của người dân là vấn đề quan trọng hiện nay.

 

Hiệu ứng đô la hóa kéo giảm lãi suất USD

 

Chống đô la hóa phải mất thời gian khá dài chứ không thể một sớm một chiều. Tuy nhiên, từ khi triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ, kiểm soát chặt thị trường ngoại hối, tỷ giá đã ít biến động hơn và có xu hướng giảm dần. Cụ thể ngày 16-3, USD bình quân liên ngân hàng giảm 5 đồng, còn 20.658 đồng/USD, trần tỷ giá áp dụng cho các NHTM chỉ còn 20.865 đồng/USD. Trước đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng liên tục giữ ở mức 20.663 đồng/USD. Đặc biệt, theo NHNN trong tháng 3 xu hướng vay tín dụng bằng VNĐ tăng lên và tỷ trọng vay bằng USD giảm xuống do điều kiện cho vay khắt khe hơn.

 

Nguồn tin từ NHNN chi nhánh TPHCM cho biết trong tuần qua lượng ngoại tệ của các NHTM huy động có xu hướng tăng. Trước tình trạng này, có khả năng NHNN đang xem xét có nên áp dụng trần lãi suất ngoại tệ. Tuy nhiên, xem ra điều này thực hiện cũng khó hiệu quả và các NHTM vẫn có thể lách được khi có nhu cầu, bởi ngay cả trần lãi suất VNĐ các NHTM vẫn có thể lách để huy động vượt trần.

 

Thực tế khi tiền gửi ngoại tệ tăng cao, nhu cầu cho vay giảm, các NHTM sẽ chủ động giảm lãi suất huy động USD xuống thay vì can thiệp bằng trần lãi suất USD của NHNN. Cụ thể, ngày 16-3 Kienlong Bank giảm lãi suất huy động USD khá mạnh kỳ hạn dài so với cuối tháng 1. Trước đó, ngân hàng này áp lãi suất huy động USD cao nhất lên tới trên 6%/năm và rút dần về 5,3-5,8%/năm. Theo đó, Kienlong Bank chỉ áp 2 mức 5,3% và 5,5%/năm cho 2 kỳ hạn ngắn 2 và 3 tháng; các kỳ hạn 4 đến 8 tháng áp ở mức 5,1%/năm; các kỳ hạn 1, 9 và 12 tháng 5%/năm; đặc biệt các kỳ hạn dài 18, 24, 36 và 60 tháng chỉ 4-4,3%/năm. Ngày 11-3, Eximbank đã giảm lãi suất huy động USD 0,1-0,25%/năm ở tất cả kỳ hạn. Lãi suất huy động USD cao nhất tại Eximbank chỉ còn 5,3% kỳ hạn 12 tháng. Một số ngân hàng nhỏ cho biết sẽ chủ động giảm lãi suất trước thông tin NHNN chuẩn bị thắt chặt cho vay ngoại tệ.

 

Thu phí bán ngoại tệ?

 

 

 

"Xu hướng giảm lãi suất huy động USD là hợp lý và phù hợp với lộ trình chống tình trạng đô la hóa nền kinh tế và chủ trương ổn định tỷ giá hối đoái của NHNN. Bởi nếu muốn hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân cần phải tạo một khoảng cách chênh lệch hợp lý giữa lãi suất USD và lãi suất VNĐ. Tỷ giá đang có xu hướng ổn định, nếu kéo giảm dần lãi suất huy động USD người dân sẽ bán USD gửi ngân hàng vì nhận thấy giữ USD không có lợi so với giữ VNĐ".

TS. Lê Thẩm Dương, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM

Thị trường huy động và cho vay ngoại tệ đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, thị trường mua bán ngoại tệ vẫn còn căng thẳng khi các NHTM vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ của người dân, dù Chính phủ đã chỉ đạo bán ngoại tệ cho cá nhân có nhu cầu chính đáng.

 

Ghi nhận đầu tuần đến nay cho thấy các NHTM đáp ứng chủ yếu là cá nhân đi du học, còn khách hàng đi công tác hoặc du lịch vẫn khó mua ngoại tệ. Tại TPHCM, hoạt động thu đổi ngoại tệ đã tạm ngưng, phần lớn các tiệm vàng không còn cất trữ ngoại tệ và cũng không nhận mua ngoại tệ từ khách hàng do sợ bị phát hiện.

Tuy nhiên, hoạt động này vẫn diễn ra ngầm, chủ yếu qua hình thức điện thoại, email và trao tiền tận nhà. Đầu tuần này tại Hà Nội đã có cuộc họp lấy ý kiến góp ý của các NHTM về việc cho phép một số NHTM bán ngoại tệ theo giá niêm yết có thu phí.

 

Về vấn đề này, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ, cho rằng nhiều nước trên thế giới hiện nay không khuyến khích người dân giao dịch bằng USD tiền mặt, nên khi khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ mặt họ áp dụng một khoản phí để hạn chế giao dịch. Để chống tình trạng đô la hóa, Việt Nam cũng nên áp dụng một khoản phí phù hợp với giao dịch mua bán ngoại tệ mặt.

 

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongABank, cho rằng nên cho các NHTM thu phí bán ngoại tệ bởi thực tế không phải lúc nào ngân hàng cũng có sẵn ngoại tệ để bán, mà phải mất phí để nhập về. Mức phí phù hợp là 2%. Theo ông Bình, để các NHTM có thể giải quyết nhu cầu mua bán ngoại tệ cho mục đích chính đáng của người dân, không chỉ cần sự điều phối của NHNN mà còn cần sự hợp tác của người dân. Theo đó, người dân đi nước nào mua ngoại tệ nước đó, không nhất thiết phải mua USD. Thực tế có người đi du lịch Singapore, Thái Lan vài ngày nhưng nhất định đòi mua đến 7.000 USD, bằng mức tối đa 1 cá nhân được phép mang ngoại tệ ra nước ngoài, sẽ không ngân hàng nào có thể đáp ứng được.

 

Thực tế trước đây việc thu phí bán ngoại tệ đã được thực hiện với tên gọi “phí giao dịch hối đoái” với tỷ lệ 0,05%/tổng số ngoại tệ bán (nhưng không quá 1 triệu đồng). Tuy nhiên, sau đó NHNN đã cấm thu khoản phí này. Việc linh hoạt cho thu lại sẽ giúp các NHTM có thể cung ứng ngoại tệ cho nhu cầu hợp pháp của khách hàng cá nhân nhiều hơn.

 

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái ngược về vấn đề thu phí ngoại tệ mặt. Một chuyên gia ngân hàng cho rằng việc thu phí bán ngoại tệ sẽ tạo cửa cho các NHTM lách luật trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Chưa kể tạo ra tâm lý thu phí ngoại tệ là tăng tỷ giá, tạo cơ chế 2 giá mà NHNN đang áp dụng nhiều biện pháp triệt tiêu. Hơn nữa, khi mua bán ngoại tệ các NHTM cũng đã thu một khoản phí chênh lệch nhất định giữa giá mua và giá bán, nên không nhất thiết phải thu thêm khoản phí nào nữa.

 

Có ý kiến cho rằng NHNN nên có cơ chế cho phép một số điểm thu đổi ngoại tệ được phép bán ngoại tệ cho người dân có nhu cầu, thay vì chỉ được mua như hiện nay. Các quầy thu đổi ngoại tệ này trực thuộc các NHTM và chịu sự giám sát của các ngân hàng này.

 

Tuy nhiên, theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính, thu phí bán ngoại tệ tiền mặt nếu cho phép cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vì nếu để lâu sẽ biến tướng. Để khơi thông thị trường ngoại tệ chính thức cần triệt tiêu thị trường ngoại tệ tự do cũng như tâm lý găm giữ ngoại tệ chờ giá lên để đầu cơ. Theo đó người dân sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng và ngân hàng sẽ bán ngoại tệ đúng giá niêm yết cho người dân có nhu cầu ngoại tệ chính đáng.

 

Thay đổi thói quen thanh toán

 

 

 

"Trong bối cảnh hội nhập, chúng ta không thể mở rộng kết hối với tất cả doanh nghiệp, nhưng để cân bằng cung cầu ngoại tệ, tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp, NHNN cũng như các NHTM cần có chính sách ưu tiên tín dụng hay lãi suất hợp lý đối với doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng. Việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm khắc đối với các giao dịch ngoại tệ trái phép như vừa qua là hết sức cần thiết. Bởi thực tế thị trường đầu cơ ngoại tệ còn quá lớn và việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng USD vẫn phổ biến nhưng vẫn chưa được xử lý mạnh tay, đúng mức".

TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ

Nếu hệ thống NHTM chưa giải quyết được bài toán cung cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân sẽ rất khó ngăn chặn những biến tướng của thị trường chợ đen. Bởi khi người dân có nhu cầu chắc chắn nguồn cung trên thị trường chợ đen sẽ len lỏi để đáp ứng.

 

Tuy nhiên, hiện nay ngoài nhu cầu USD tiền mặt để đi nước ngoài, người dân vẫn còn nhiều cách thức lựa chọn khác trong thanh toán như mua ngoại tệ khác, thanh toán bằng séc, thẻ tín dụng…

 

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh Chính phủ phát đi thông điệp “thắt lưng buộc bụng” để kiềm chế lạm phát, người dân và doanh nghiệp nên có ý thức hơn trong việc sử dụng ngoại tệ, nhất là khi nước ta đang là nước nhập siêu.

 

Một vấn đề khác cần giải quyết là lãi suất cho vay USD hiện nay khá thấp so với lãi suất cho vay VNĐ. Điều này tạo xu hướng thích vay bằng USD, là nhân tố tiềm ẩn nguy cơ bất ổn thị trường ngoại hối.

 

Ngoài việc thu hẹp đối tượng cho vay USD, NHNN cần áp dụng biện pháp nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ. Khi đó lãi suất cho vay USD sẽ tăng lên, cầu tín dụng USD tất yếu sẽ giảm. Nếu lãi suất cho vay VNĐ từ 17-18%/năm, lãi suất cho vay USD nên ở mức 10-12%/năm, sẽ hạn chế tín dụng ngoại tệ và triệt tiêu tâm lý kỳ vọng vào sự tăng tỷ giá. Việc giảm dần tín dụng USD và tiền gửi USD là một trong những bước quan trọng của lộ trình chống đô la hóa nền kinh tế - một nút thắt cần tháo gỡ hiện nay ở nước ta.

 

TheoSGGP

CÁC TIN TỨC KHÁC
Trữ Lượng Hải Sản Biển Việt Nam Trên 4 Triệu Tấn
Khan Hàng, Giá Cam Sành Hậu Giang Tăng Cao Kỷ Lục
Trao Đổi Thương Mại Việt Nam-Tây Ban Nha Đạt 2 Tỷ Euro
Không Loại Trừ Việc Áp Dụng Giá Trần Cho Mặt Hàng Sữa
OPEC Và Mỹ Đều Dự Đoán Nhu Cầu Dầu Năm 2014 Sẽ Tăng
FDI Tháng Đầu Năm: 40 Dự Án Cấp Mới, 6 Dự Án Tăng Vốn
Kinh Tế Australia Sẽ Tăng Trưởng Mạnh Trong Năm Nay
Giá Dầu Thế Giới Tăng Lên Mức Kỷ Lục Trong Năm Nay
Giao Thương Việt Nam-Tây Ban Nha Tiếp Tục Tăng Mạnh
Giá Vàng Sụt Giảm Do USD Tăng
Mía Xương Gà Được Giá
Argentina Xuất Xưởng Gần 800.000 Xe Ôtô Năm 2013
Nông Dân Phú Quốc Được Mùa Hồ Tiêu
Bánh Kẹo Tết: Hàng Nội Chiếm Ưu Thế
Giá Gas Có Thể Giảm 46.000 Đồng/bình 12kg
Thương Mại Việt Nam- Ấn Độ Đạt 4,75 Tỷ USD
Nguồn Cung Gas Tăng Nhẹ Trong Tháng Cuối Năm
Chỉ Thị Của Thủ Tướng Về Bình Ổn Giá Cả Thị Trường Tết 2014
Việt Nam Có Lợi Ích Kinh Tế, Chính Trị Khi Tham Gia TPP
Thu Hút Đầu Tư Nước Ngoài Vào Dự Án Rau An Toàn
Tin đọc nhiều nhất
Tuyen Ro Ro My Mexico Bat Dau Vao Thang 11Tuyến Ro/ro Mỹ/Mexico Bắt Đầu Vào Tháng 11
Một dịch vụ vận tải ro/ro tuyến ngắn sẽ bắt đầu giữa Mobile, Ala., và Veracruz, Mexico, vào giữa...
Turkish Cargo Trien Khai Dich Vu Cho Hang Den BudapestTurkish Cargo Triển Khai Dịch Vụ Chở Hàng Đến Budapest
Turkish Cargo vừa bắt đầu một dịch vụ chở hàng hàng tuần mới sử dụng chuyên cơ vận tải A310 giữa...
Imf Giam Muc Du Bao Tang Truong Kinh Te Toan CauIMF Giảm Mức Dự Báo Tăng Trưởng Kinh Tế Toàn Cầu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 20/9 cho biết nền kinh tế toàn cầu hiện yếu kém hơn nhiều so với dự...
Thanh Pho Can Tho Xuat Khau Duoc 615 000 Tan GaoThành Phố Cần Thơ Xuất Khẩu Được 615.000 Tấn Gạo
Thành phố Cần Thơ vừa xuất 62.000 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm đến nay đạt...
Xuat Khau Nong Thuy San Tu Ta Lam Kho Cho TaXuất Khẩu Nông - Thuỷ Sản: Tự Ta Làm Khó Cho Ta
Tại buổi giao ban trực tuyến về xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2011 do Bộ Công Thương chủ trì hôm...
Giá Nhập Khẩu Của Trung Quốc Đối Với Than Cốc Mông Cổ Tăng Lên
Giá nhập khẩu của Trung Quốc đối với than cốc Mông Cổ No.4 tăng hầu như suốt tháng 7 do các nhà...
Maersk Trien Khai Tuyen Moi An Do Bac AuMaersk Triển Khai Tuyến Mới Ấn Độ - Bắc Âu
Maersk Line sẽ triển khai một tuyến ICON mới bao gồm Nam/Đông Ấn và Sri Lanko đến và đi Bắc Âu...
WTO Tài Trợ Cho Xuất Khẩu Khoai Lang, Hành Tím
Ngày 22.3, trường ĐH Cần Thơ tổ chức hội thảo khởi động dự án Năng lực tham gia thị trường của các...
Boeing Tang Cuong San Xuat May Bay 777Boeing Tăng Cường Sản Xuất Máy Bay 777
Boeing Co đã gia tăng sản xuất các máy bay thân rộng 777 của mình lên bảy chiếc một tháng so với tỷ...
113 Ty Dong Nang Cao Canh Tranh Trai Cay Dac San113 Tỷ Đồng Nâng Cao Cạnh Tranh Trái Cây Đặc Sản
Nhằm nâng cao sức cạnh tranh của trái cây đặc sản, tạo nguồn nông sản chất lượng cao tiêu dùng và...
Hotline
(84) 903952255
Mr Khuấn
Bảng giá chứng khoán
HOSE
HNX
UPCOM
Logo 8
Logo 6
K Lines
Pricing Center
Phan Danh Cho Noi Bo
Phan Danh Cho Khach Hang
Ban Do Theo Doi Xe Viet Hoa
Danh Cho Khach Hang
Vcci
Bo Cong Thuong
Bo Tai Chinh
Cuc Hai Quan
Tong Cuc Hai Quan
Singapore Airlines
Logo11
Logo10
Logo 9
Logo 5
Logo 4
Logo 3
Logo 2
THỐNG KÊ
Đang online 37
Lượt truy cập 770820

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI & THƯƠNG MẠI VIỆT HOA ( TRỤ SỞ CHÍNH )
Địa chỉ: 284 Nguyễn Tất Thành, Phuờng 13, Quận 4, TP.HCM
Điện thoại(+84-28) 39402520 -Fax: (+84-28) 39402601
Emailgeneral@viethoagroup.com
Copyright © 2007 VIET HOA GROUP. All rights reserved
Designed & Developed by EMSVN