Tìm kiếm
Tin mới cập nhật
Presentation
Tin tức > Xuất Nhập Khẩu

Kiềm chế lạm phát: Không chỉ dựa vào chính sách tiền tệ

 

 

Nếu chỉ sử dụng các chính sách tiền tệ, như lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá, thì rất khó kiềm chế được lạm phát trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia kinh tế tham dự Hội thảo Chính sách tiền tệ phối hợp với các chính sách vĩ mô khác trong điều kiện kinh tế thế giới biến động vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức, nếu chỉ sử dụng chính sách tiền tệ thì việc kiềm chế lạm phát ở mức dưới 2 con số năm 2012 sẽ rất khó thực hiện được.

“Trọng tâm trong chính sách tiền tệ của chúng ta là chính sách về lãi suất, nhưng chính sách lãi suất đã ở ngưỡng tối đa, nên không thể tiếp tục mở rộng”, bà Tô Kim Ngọc, Phó giám đốc Học viện Ngân hàng nhận định và minh chứng, lãi suất tiền gửi danh nghĩa của Việt Nam (14%/năm) thuộc hàng cao nhất thế giới, nhưng lãi suất thực lại thuộc hàng thấp nhất thế giới (âm khoảng 6% do lạm phát), nếu tiếp tục mở rộng chính sách lãi suất (hạ trần lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi), thì hệ thống ngân hàng sẽ rơi vào bất ổn do thiếu thanh khoản.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), việc can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ bằng khống chế trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay, chỉ là giải pháp tạm thời, cấp bách trong bối cảnh lãi suất trên thị trường tiền tệ bị đẩy lên quá cao, tác động trực tiếp đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế, vì vậy, trong tương lai gần, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải nới lỏng và xoá bỏ chính sách này.

“Vấn đề đặt ra là làm sao để lãi suất vận hành theo đúng quy luật của thị trường. Việc này đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp mạnh trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng”, bà Hồng nói.

Hiện cả nước có 52 ngân hàng thương mại, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 31 tổ chức tín dụng phi ngân hàng. “Số lượng ngân hàng thương mại của nước ta không chỉ quá lớn so với quy mô của nền kinh tế, mà còn bất cập vì chưa dám giải thể, phá sản bất cứ ngân hàng nào. Người dân biết rất rõ điều này, nên tập trung gửi tiền tại những nhà băng có lãi suất cao, mà không cần biết ‘sức khoẻ’ của nhà băng mà mình gửi tiền ra sao. Các ngân hàng cũng biết rõ điều này, nên tìm mọi cách nâng lãi suất huy động”, bà Hồng phát biểu.

Câu hỏi đặt ra là, cùng chịu tác động của kinh tế thế giới như nhau, vì sao nhiều nước trong khu vực duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định được lãi suất và kiềm chế được lạm phát?

Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2011, tốc độ lạm phát của Indonesia chỉ là 4,61%, trong khi GDP năm 2011 của nước này ước tăng 6,6 - 6,7%; lãi suất cho vay khá ổn định suốt 10 tháng đầu năm; tỷ giá được giữ tương đối ổn định. Nền kinh tế Philippines dù không đạt được kết quả khả quan như Indonesia, nhưng vẫn bảo đảm tốc độ lạm phát không cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn ngoại hối đủ lớn để thanh toán trước hạn các khoản vay nước ngoài, lãi suất không trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp và người dân…

Theo ông Iskandar Simorangkir, Cục trưởng Cục Nghiên cứu Kinh tế (Ngân hàng Trung ương Indonesia), mỗi quốc gia trong khu vực có cách thức riêng để kiềm chế lạm phát, nhưng nhìn chung, không quá chú trọng việc thực hiện các chính sách lãi suất.

“Chúng tôi sử dụng nhiều chính sách tài chính - tiền tệ để kiềm chế lạm phát, nhưng chính sách quan trọng nhất là phát triển thị trường trái phiếu chính phủ đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Tính đến tháng 6/2011, Indonesia đã thu hút 27,2 tỷ USD đầu tư nước ngoài qua kênh trái phiếu chính phủ, gấp 3 lần so với cuối năm 2010. Số tiền thu được qua phát hành trái phiếu chính phủ đã làm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào hệ thống ngân hàng, qua đó không gây áp lực đối với lãi suất và lạm phát”, ông Simorangkir cho biết.

Đối với trường hợp Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam khuyến cáo, trong ngắn hạn và trung hạn, chính sách tiền tệ phải dần chuyển sang áp dụng các công cụ dựa vào thị trường, thay vì mệnh lệnh hành chính; phát triển và củng cố thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường trái phiếu chính phủ; phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính.

TheoBaomoi

CÁC TIN TỨC KHÁC
Campuchia: Giá Và Xuất Khẩu Gạo Đều Giảm
9 Nhóm Hàng Xuất Khẩu Trên Tỷ USD
Cơ Hội Mở Cho Hàng Việt Sang Nga
Giá Tôm Nguyên Liệu Thái Lan Tiếp Tục Giảm
Xuất Khẩu Trái Cây Năm Nay Sẽ Thuận Lợi
Xuất Khẩu Gạo Năm 2014 - Cạnh Tranh Quyết Liệt
Cá Tra Việt Nam Vào ASEAN Tiếp Tục Tăng
Lượng Gạo Nhập Khẩu Của EU Tăng 20% Trong Thập Kỷ Tới
Việt Nam Sẽ Nhập Khẩu Trâu Từ Úc
Cơ Hội Cho Hàng Thủy Sản Việt Nam Sang Trung Quốc
Xuất Khẩu Thủy Sản Na Uy Tăng Mạnh
Tôm Việt Nam Trước Nỗi Lo Mới
Xuất Khẩu Gạo Thơm
Xuất Khẩu Thực Phẩm Đặc Sản Tết
Xuất Khẩu Gạch Ốp Lát Và Sứ Vệ Sinh Tăng Mạnh
Việt Nam Vào Top 3 Nước Xuất Khẩu Tôm Lớn Nhất
Xuất Khẩu Cà Phê Việt Nam Năm 2013 Giảm 25,7% Xuống 1,29 Triệu Tấn
Xuất 1,2 Triệu Trứng Cút Sang Nhật
Xuất Khẩu Việt Nam Sang Malaysia Tăng Xấp Xỉ 10%
Thúc Đẩy Xuất Khẩu Vào Thị Trường Châu Á
Tin đọc nhiều nhất
Air Mediterranee Trien Khai Mot Tuyen Moi Den Jijel Tai AlgeriaAir Méditerranée Triển Khai Một Tuyến Mới Đến Jijel Tại Algeria
Từ 28 tháng Sáu đến 25 tháng Mười, 2010, Air Méditerranée sẽ có một điểm đến thường xuyên mới từ...
Co Hoi Ban Gao Viet Cho CameroonCơ Hội Bán Gạo Việt Cho Cameroon
Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mạiCameroon vừa dự kiến nhập khẩu khoảng 750.000 tấn gạo trong...
Xuất Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ Gặp Khó
Theo Hiệp hội Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ VN, gần đây khách hàng từ Mỹ, châu Âu, Nhật... đến VN khá...
Hanjin Ra Mat Dich Vu Moi Den Chau Au Tai TcctHanjin Ra Mắt Dịch Vụ Mới Đến Châu Âu Tại TCCT
17-10-2010, cảng Tân Cảng - Cái Mép đã long trọng tổ chức lễ khai trương tuyến dịch vụ trực tiếp...
Qantas Bay Hang Ngay Den Nam PhiQantas Bay Hàng Ngày Đến Nam Phi
Qantas vừa thông báo họ sẽ tiến hành một lịch bay hàng tuần trên tuyến Sydney Johannesburg từ ngày...
Bao Cao Du Bao Tang Truong Container Bac Au Dat 10 8Báo Cáo Dự Báo Tăng Trưởng Container Bắc Âu Đạt 10.8%
Sản lượng container tại sáu cảng chính của Bắc Âu sẽ tăng 10.8% trong năm nay so với năm 2009 dù có...
Luu Thong Hang Hoa Tiep Tuc Tang Tai Chau A Va Vung VinhLưu Thông Hàng Hóa Tiếp Tục Tăng Tại Châu Á Và Vùng Vịnh
Hiệp hội Các hãng Hàng không châu Á Thái Bình Dương (AAPA) và Dubai Airports vừa ghi nhận các khoản...
San Luong Hang Hoa Lufthansa Tang Trong Thang BaSản Lượng Hàng Hóa Lufthansa Tăng Trong Tháng Ba
Lufthansa Cargo của Đức cho biết sản lượng hàng hóa trong tháng Ba của họ đã cao hơn một năm trước...
Maersk Van Tin Tuong P3 Se Duoc Phe ChuanMaersk Vẫn Tin Tưởng P3 Sẽ Được Phê Chuẩn
Maersk Line của Đan Mạch cho biết hãng vẫn tin tưởng liên minh chia sẽ tàu P3 cùng với...
Xuat Khau Gach Op Lat Va Su Ve Sinh Tang ManhXuất Khẩu Gạch Ốp Lát Và Sứ Vệ Sinh Tăng Mạnh
Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN (VIBCA) cho biết kim ngạch xuất khẩu gạch ốp lát và sứ vệ sinh của năm...
Hotline
(84) 903952255
Mr Khuấn
Bảng giá chứng khoán
HOSE
HNX
UPCOM
Logo 8
Logo 6
K Lines
Pricing Center
Phan Danh Cho Noi Bo
Phan Danh Cho Khach Hang
Ban Do Theo Doi Xe Viet Hoa
Danh Cho Khach Hang
Vcci
Bo Cong Thuong
Bo Tai Chinh
Cuc Hai Quan
Tong Cuc Hai Quan
Singapore Airlines
Logo11
Logo10
Logo 9
Logo 5
Logo 4
Logo 3
Logo 2
THỐNG KÊ
Đang online 38
Lượt truy cập 685033

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI & THƯƠNG MẠI VIỆT HOA ( TRỤ SỞ CHÍNH )
Địa chỉ: 284 Nguyễn Tất Thành, Phuờng 13, Quận 4, TP.HCM
Điện thoại(+84-28) 39402520 -Fax: (+84-28) 39402601
Emailgeneral@viethoagroup.com
Copyright © 2007 VIET HOA GROUP. All rights reserved
Designed & Developed by EMSVN